Thời gian 6 tháng đầu là thời gian bé cần những chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức, sau 6 tháng, mẹ nên cho các bé tập quen dần với các loại thức ăn thường ngày.
Giai đoạn này sẽ quyết định bé hứng thú với thức ăn gì, yêu thích món ăn nào. Mẹ hãy tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thật kỹ để giúp con yêu phát triển khỏe mạnh.

6 tháng tuổi bé ăn dặm thế nào?
Là thời kỳ hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, chưa thích ứng với các nguồn dinh dưỡng khác ngoại trừ sữa mẹ hoặc sữa bột, thế nên, mẹ cần chú ý những phương pháp và nguyên tắc khi cho bé ăn dặm. Có 3 nguyên tắc chính cần mẹ chú ý:
Ăn từ loãng đến đặc
Trẻ 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện hoàn toàn, nên lúc tập ăn dặm mẹ hãy cho bé ăn những thức ăn loãng, xay nhuyễn, không lợn cợn để bé thích ứng được với thức ăn mới và nuốt dễ dàng hơn. Sau một thời gian, mẹ có thể dần dần cho bé ăn thức ăn thô hơn.
Ăn từ ít đến nhiều
Tránh tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động quá mức, các mẹ nên chú ý lượng thức ăn dặm trong mỗi bữa. Thời gian đầu chỉ nên cho con yêu thử một muỗng bột trước để bé quen với vị của thức ăn dặm, khi đã quen mẹ có thể tăng lên khoảng 2 – 3 muỗng bột, sau đó tăng dần lên nửa bát bột cho mỗi bữa. Tuy nhiên, mẹ bỉm sữa cũng nên kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức xen kẽ giữa các bữa ăn dặm để tránh việc con yêu rối loạn tiêu hóa nhé.
Các mẹ hãy lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng thật thông minh và khoa học cho bé phát triển toàn diện nhé.
Ăn từ vị ngọt đến vị mặn
Trong 6 tháng đầu, bé chỉ tiếp nhận sữa mẹ hoặc sữa công thức có bị thanh nhẹ, ít ngọt, do đó cho bé ăn các loại thức ăn dặm có vị ngọt trước như bột sữa để các bé quen với hương vị thức ăn dễ dàng hơn. Sau vài tuần, mẹ có thể chế biến thức ăn dặm từ thịt, tôm, cá…

Bên cạnh những nguyên tắc cơ bản mẹ phải tìm hiểu, có những phương pháp có thể áp dụng vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng giúp cho bé ăn dặm vừa đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa hấp dẫn và khoa học.
- Phương pháp tô màu bữa ăn dặm
Nhắc đến phương pháp này chắc hẳn các mẹ sẽ nghĩ đến những bát bột hay bát cháo với nhiều màu sắc sinh động, hấp dẫn ánh mắt của trẻ. Phương pháp này chính là sử dụng màu từ các loại rau củ quả, ví dụ như màu cam đẹp mắt từ cà rốt xay nhuyễn hay là màu xanh từ rau. Không còn là những bình sữa bé vẫn uống hằng ngày, bây giờ, bữa ăn của bé đa dạng, nhiều màu sắc hơn, chắc hẳn bé sẽ khá là lạ lẫm và thích thú với những bữa ăn này.
- Phương pháp ăn dặm truyền thống
Là phương pháp đã biết đến từ rất lâu, được truyền tai từ các mẹ, các bà, thực đơn ăn dặm cho bé của phương pháp này là kết hợp giữa cháo trắng với các thực phẩm khác và được làm nhuyễn bằng cách xay, tán hoặc ray. Mẹ bỉm sữa nên chế biến các loại rau củ bằng các hấp, luộc, xào vì thế sẽ đảm bảo chất dinh dưỡng trong rau củ sẽ không bị mất đi và hãy thay đối các loại thực phẩm thường xuyên để cũng cấp đủ các chất dinh dưỡng cũng như đem lại cho bé sự mới lạ nhé.
- Phương pháp ăn dặm của Nhật
Ăn dặm theo kiểu Nhật đang là phương pháp được các bà mẹ đón nhận và tin tưởng rất nhiều hiện nay nhờ hiệu quả của nó và giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống rất tốt.
Với nguyên tắc sử dụng thực phẩm từ thiên nhiên như trái cây, rau củ quả và cá thịt, không dùng các loại thực phẩn đông lạnh, đóng hộp và chứa chất phụ gia. Đặc biệt, gia vị không được áp dụng nhiều trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, thay vào đó là những hương vị tự nhiên từ nước luộc củ quả để làm thức ăn cho bé.
Quan trọng trong việc chế biến theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là không được trộn lẫn giữa các thực phẩm với nhau, việc này sẽ giúp bé phân biệt được hương vị các loại thức ăn khác nhau.
Trẻ ăn dặm bao nhiêu bữa trong ngày là tốt nhất?
6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ đang dần quen với các nguồn dinh dưỡng khác, mẹ không nên quá hối thúc bé phải ăn dằm nhiều bữa trong một ngày hay là ăn nhiều trong một bữa. Ngoài sữa mẹ hằng ngày bé vẫn uống, mẹ nên cho bé ăn dặm khoảng 2 bữa một ngày để bé thích ứng được với thức ăn khác.
Tùy vào cơ địa mỗi bé mà có bé sớm quen với thức ăn mới hoặc chậm thích nghi hơn, vì thế, các mẹ đừng quá lo lắng, hãy thử cho bé ăn và kiên nhẫn với các con mẹ nhé.
Gợi ý 15 thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Bí đỏ nghiền
Nguyên liệu: Bí đỏ
Cách chế biến: gọt vỏ và cắt nhỏ bí đỏ sau đó hấp/ luộc bí đỏ đến lúc mềm hẳn. Tiếp theo, mẹ hãy rây hoặc xay bí đỏ rồi thêm nước vào nấu đến khi đạt được độ loãng phù hợp.
Bí đỏ nghiền có vị ngọt tự nhiên, không quá ngấy. Nếu kết hợp cùng nước luộc bí đỏ cũng rất tốt cho bé.

Khoai lang nghiền
Nguyên liệu: Khoai lang
Cách chế biến: đem khoai lang gọt vỏ, cắt nhỏ sau đó ngâm vào nước để nhựa ra hết. Tiếp đến, tương tự như bí đỏ, sau khi hấp khoai lang các mẹ nên ray qua để lấy hết xơ trong khoai lang. Thêm nước sôi và khoai lang đã làm nhuyễn vào nồi, nấu trong vài phút là chúng ta đã có chén khoai lang say nhuyễn ngon tuyệt cho bé rồi.

Đậu hà lan nghiền sữa
Nguyên liệu: Đậu hà lan, sữa công thức
Cách chế biến: Luộc đậu chín mềm, ray qua cho nhuyễn sau đó trộn chung với sữa đến khi có hỗn hợp sánh mịn là bé có thể thưởng thức được rồi.

Xoài xay nhuyễn
Nguyên liệu: Xoài chín
Cách chế biến: Xoài gọt vỏ lấy phần thịt, ray hoặc xay nhuyễn phần thịt xoài.

Bơ nghiền sữa
Nguyên liệu: Bơ, sữa công thức
Cách chế biến: Cắt nhỏ và nghiền nhuyễn phần thịt bơ, loại bỏ hết xơ, dây bơ (nếu có). Hòa sữa với bơ đã nghiền nhuyễn đến độ đặc mà bé có thể dùng được.

Cháo rau cải và đậu phụ non
Nguyên liệu: Rau cải (có thể là cải ngọt, cải chíp hoặc các loại rau xanh khác theo mùa) và đậu phụ non
Cách chế biến: Cải luộc chín mềm rồi xay nhuyễn, đậu phụ chần sơ qua nước sôi sau đó nghiền mịn. Trộn hai hỗn hợp với nhau, thêm nước theo mức độ bé ăn loãng hay đặc. Cuối cùng đem nấu sôi trong vài phút.

Cháo cà rốt
Nguyên liệu: Cà rốt, cá chép, cháo trắng
Cách chế biến: Hấp chín kỹ cá chép sau đó lọc bỏ hết xương (Mẹ nhớ lọc kỹ xương để con yêu không bị hóc nhé) và giã mịn cá. Cà rốt hấp hoặc luộc chín rồi nghiền mịn. Sau cùng trộn cá và cà rốt vào cháo, đun sôi đến khi hỗn hợp chín mềm.
Đối với món ăn này, mẹ hãy chắc rằng bé đã sẵn sàn thử các món ăn mặn và nhớ xử lý cá bớt tanh nhé.

Cháo súp lơ xanh
Nguyên liệu: Súp lơ xanh, cháo trắng
Cách chế biến: Súp lơ xanh hấp hoặc luộc chín sau đó say mịn. Trộn chung với cháo trắng và nấu sôi thêm khoảng 5 phút.

Cháo đậu cô ve
Nguyên liệu: Đậu cô ve, cháo trắng
Cách chế biến: Tương tự cháo súp lơ xanh, các mẹ đem luộc hoặc hấp đậu cô ve sau đó nghiền mịn để loại hết dây. Trộn cùng cháo trắng là đã có chén cháo đậu cô ve thơm lừng và đẹp mắt.

Cháo bánh mỳ chuối
Nguyên liệu: Bánh mỳ gối, chuối, sữa công thức và cháo trắng
Cách chế biến: Bánh mỳ đem bỏ phần vỏ ngoài, nghiền mịn cùng với chuối cho vào cháo trắng trộn đều và nấu lên. Thêm sữa theo mức độ loãng đặc mà bé dùng được.

Cháo yến mạch
Nguyên liệu: Yến mạch, sữa công thức, chuối
Cách chế biến: Đun sôi nước sau đó cho yến mạch vào, khuấy đều để yến mạch không bị vón cục đén khi yến mạch chín. Cho thêm sữa và chuối vào để tăng hương vị và chất dinh dưỡng cho bé.

Sốt táo
Nguyên liệu: Táo, sữa công thức
Cách chế biến: Hấp táo đến khi chín mềm và nghiền nhuyễn, thêm sữa vào trộn lại đến khi được độ đặc mẹ mong muốn.

Sinh tố bơ chuối
Nguyên liệu: Bơ, chuối, sữa công thức
Cách chế biến: Chỉ cần xay nhuyễn bơ và chuối, trộn cùng sữa công thức là đã có món sinh tố hấp dẫn cho bé.

Sữa chua hoa quả
Nguyên liệu: sữa chua, nước ép trái cây
Cách chế biến: Các mẹ có thể mua sữa chua bên ngoài hoặc làm sữa chua (đối với những mẹ cẩn thận), trộn thêm nước ép trái cây để tăng mùi vị cho bữa ăn dặm.
Lưu ý, có thể thay thế nước ép trái cây bằng trái cây xay nhuyễn.

Cà rốt nấu cam
Nguyên liệu: Cà rốt, cam
Cách chế biến: Cà rốt hấp chính rồi nghiền mịn qua rây . Trộn thêm với nước cam ép hoặc cam vắt để đạt độ loãng mong muốn. Các mẹ nên chọn những quả cam có vị ngọt, đừng quá chua tránh hệ tiêu hóa của bé chưa thích ứng được, cũng có thể thay thế cam bằng quýt được đấy.
Những lưu ý cho mẹ khi chế biến thức ăn dặm cho bé
Nên thêm ít dầu ăn vào trong các món ăn dặm
Dầu ăn cũng là một trong những nguyên liệu nên thêm vào một số món ăn trong thực đơn dành cho bé 6 tháng tuổi. Dầu ăn có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D. Mẹ bỉm sữa nên sửa dụng các loại dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu olive, dầu hạt cải hoặc dầu đậu nành. Không nên sử dụng các loại dầu ăn từ động vật hay mỡ động vật.
Không nên thêm gia vị vào món ăn dặm
Khi mới bước qua tháng thứ 6, cơ thể của các con còn chưa phát triển hoàn thiện, việc thêm nhiều gia vị vào thức ăn như mắm hay muối không những không kích thích vị giác mà còn gây áp lực lên thận của các con. Bé trong giai đoạn này nên từ từ thích ứng với thức ăn, không nên quá gấp rút để rồi ảnh hưởng đến sức khỏe của con nhé mẹ.
Lựa chọn nguyên liệu sạch sẽ và an toàn
Ngày nay, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một trong những vấn đề cấp bách của xã hội, không ít thực phẩm nhiễm độc và bị làm giả. Các mẹ khi lựa chọn nguyên liệu làm thức ăn cho con nên chú ý đến vấn đề sạch sẽ và an toàn thực phẩm. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng lúc này là thức ăn xay nhuyễn, nên các mẹ phải đảm bảo món ăn của con mềm mịn, không lợn cợn hay có xương.
Vệ sinh an toàn khi chế biến
Không kém phần quan trọng như lựa chọn nguyên liệu chế biến, đảm bảo sạch sẽ, an toàn trong quá trình sơ chế, chế biến cũng rất quan trọng. Mẹ nhớ rửa thật sạch sẽ rau củ quả và rửa tay thật kỹ trước khi bắt đầu làm thức ăn cho con yên nhé.
Mẹ có thể tham khảo những thực đơn dành cho bé 7 tháng tuổi để theo dõi và lên thực đơn ăn dặm phong phú, an toàn cho bé.